Đã có nhiều ý kiến trái chiều về lần thay đổi thứ 3 với quy định mới vê chi nhãn điện tử dự kiến hiệu lực từ tháng 6-2021 . Một số còn nhận định rằng luật sử đổi lần này có thể gây cản trở không nhỏ tới các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ( XNK ). Cụ thể việc này như thế nào ?

Băn khoăn việc ghi nhãn mới
Đại diện Ủy ban thực phẩm đồ uống thuộc Hiệp hội Thương mại Mỹ (Amcham) tại VN bày tỏ quan ngại sâu sắc việc sửa đổi nghị định 43 về in tem nhãn hàng hóa.
Gây lãng phí cho doanh nghiệp nội địa
Theo thống kê cứ 2 năm một lần cơ quan nhà nước ra quy định thay đổi quy định nhãn hàng hóa, khổ cho DN quá. Mỗi lần như vậy các DN mất hàng ngàn tỉ đồng… Đối với việc kinh doanh trong nước, sự thay đổi quá thường xuyên như vậy gây tốn kém cho các chi phí để thay nhãn mới.
Ngay từ khi dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều trong nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa thì nhiều doanh nghiệp đã có những ý kiến với Bộ Khoa học – công nghệ. Trong đó, rất nhiều phản ánh cho rằng điều luật mới sẽ gây khó cho việc kinh doanh trong nước và thương mại quốc tế
Hàng xuất khẩu cũng gặp khó khăn
Nghị định mới yêu cầu phải ghi tên thương nhân chịu trách nhiệm hàng hóa (thường là nhà nhập khẩu) lên nhãn gốc mới được thông quan tại cửa khẩu. Trong khi đó, các DN đa quốc gia sản xuất ở nhiều nơi và bán hàng khắp thế giới có cùng một nhãn chính. Với quy định này, các nhà xuất khẩu sẽ phải thiết kế nhãn riêng cho VN gây tốn kém và không khả thi vì chỉ khi nào thị trường đủ lớn thì nhà sản xuất mới làm vậy.
Việc thay đổi những quy định về tem nhãn dán trong thời gian ngắn đã gây mệt mỏi cho DN và tốn kém hàng ngàn tỉ đồng để in nhãn mới.
Trở ngại cho hàng hóa nhập khẩu
Việc sửa đổi nghị định 43 trong đó quy định in tem nhãn điện tử là hài hòa với quy định quốc tế. Nhưng cơ quan soạn thảo lại đưa vào nhiều quy định riêng chỉ có ở Việt Nam, nên sẽ gây khó khăn, cản trở thương mại quốc tế. Ví dụ quy định hàng hóa nhập khẩu vào nước ta bắt buộc phải ghi trên nhãn gốc đơn vị chịu trách nhiệm pháp lý (nhập khẩu) và yêu cầu phải có đầy đủ tại cửa khẩu.
>. đọc thêm : quy định mới về dán tem điện tử cho thuốc lá
Với những quy định bổ sung, hàng hóa từ các nước vào VN cũng như hàng VN xuất khẩu đi các nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn.
Tìm hiểu rõ hơn về quy định in tem nhãn điện tử
Nhiều ý kiến cho rằng, việc quy định phải ghi thông tin bằng chữ của nước nhập khẩu cũng vô lý vì nhiều quốc gia dùng chữ tượng hình như Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Đông thì làm sao các cơ quan chức năng đọc được mà quản lý – Theo ông Trần Quang Trung – Hiệp hội Sữa VN,
“Quy định cũ là DN được đưa về công ty và sau đó in nhãn phụ bổ sung. Yêu cầu tại cửa khẩu là giết chết DN, nhất là đối với DN ngành vật tư y tế và chẩn đoán chúng tôi” – bà Tố Nga – đại diện Tiểu ban trang thiết bị y tế và chẩn đoán thuộc Hiệp hội DN châu Âu tại VN (EuroCham)
Chưa kể các nhà nhập khẩu có yêu cầu ghi nhãn theo họ chứ không phải theo quy định của VN. “Bộ Khoa học – công nghệ đưa ra lý do ghi nhãn để chống gian lận thương mại, nhưng chống gian lận bằng luật khác và chúng ta có rất nhiều luật, cơ quan kiểm soát rồi chứ không phải là ghi nhãn” – ông Trung cho hay.