Tiêu chuẩn nhãn mác thực phẩm Nhật Bản

Các quy định, tiêu chuẩn về dán nhãn mác thực phẩm tại Nhật Bản là mối quan tâm của rất nhiều công ty tại Việt Nam. Hệ thống phân loại thực phẩm và các tiêu chuẩn về dán nhãn thực phẩm xuất khẩu, nhãn dán hộp đựng bánh kẹo… hay các loại hàng tươi sống khác rất chi tiết ở nhiều phạm vi khác nhau

Yêu cầu về thành phần in trên nhãn mác thực phẩm

Quy định khắt khe tại Nhật Bản yêu cầu ghi rõ thông tin chính trên nhãn mác của thực phẩm bao gồm thành phần, hàm lượng dinh dưỡng và các chất tổng hợp.

1. Yêu cầu về nhãn dinh dưỡng

Những thành phần in trên nhãn mác thực phẩm dinh dưỡng được chia thành ba dạng: bắt buộc, tự nguyện nhưng khuyến khích dán nhãn và tự nguyện. Dưới đây là bảng quy định dán nhãn dinh dưỡng:

Quy định dán nhãnThành phần dinh dưỡng
Bắt buộcNăng lượng, Protein, chất béo, carbohydrate, sodium (quy ra tương ứng muối)
Tự nguyện nhưng khuyến khíchChất béo bão hòa, chất xơ
Khuyến khíchAxit béo n-3, axit béo n-6, carbohydrate, đường, Cholesterol, vitamin và khoáng chất

Một lưu ý : việc dán nhãn dinh dưỡng các thực phẩm sản xuất từ các công ty dưới 20 nhân viên hay nhập khẩu từ những công ty có dưới 5 nhân viên được miễn trừ.
Các trường hợp còn lại đều yêu cầu bắt buộc có nhãn mác nhưng Đơn vị sản xuất hay nhà nhập khẩu tự chọn kích thước thích hợp cho nhãn dinh dưỡng dán trên thực phẩm đóng gói.

Ví dụ như nhiều nhãn lựa chọn dùng bao gói 100gr, 100ml hay 1 túi (kích thước bé hơn có kích cỡ phục vụ cá nhân) thì tiêu chuẩn này vẫn cho phép những nhà sản xuất hoặc nhập khẩu có quyền tự quyết định kích thước thích hợp.
Quy định cũng cho phép công ty sản xuất hoặc nhập khẩu thực phẩm tận dụng những giá trị dinh dưỡng tham khảo GOJ đối với mỗi thành phần nhằm xác định giá trị dinh dưỡng tổng quan của sản phẩm. Bên cạnh đó, nhà nhập khẩu có thể chuyển đổi những giá trị dinh dưỡng của sản phẩm nhập khẩu thành định dạng yêu cầu trong Tiêu chuẩn.

2. Yêu cầu về tuyên bố hàm lượng trên nhãn dán

Tiêu chuẩn dung hòa hóa những yêu cầu tuyên bố hàm lượng dán nhãn thực phẩm của Nhật Bản với những tiêu chuẩn CODEX vốn đã được thành lập. Để tuyên bố “X giảm” hoặc “Ít X hơn” thì dựa vào sự đổi khác giữa hàm lượng tiêu chuẩn trước đó với hàm lượng hiện tại, chênh lệch tối thiểu là 25%. Để tuyên bố “X tăng” đối với những loại vitamin và khoáng chất thì dựa vào sự khác biệt tuyệt đối giữa hàm lượng hiện tại và giá trị dinh dưỡng tham khảo, chênh lệch tối thiểu là 10%. Những tuyên bố “không có đường” (“no added sugar”) hay “không có muối” (“no added salt”) cũng được xuất hiện lần đầu tại tiêu chuẩn này. 

3. Yêu cầu dán nhãn thành phần tổng hợp

Tiêu chuẩn in tem và nhãn dán thực phẩm xuát khẩu khẩu xác định mỗi thành phần có trong thành phần tổng hợp khi:

(1) Tên/mô tả của thành phần tổng hợp (hay thành phần được chế biến trung gian) không rõ ràng với người tiêu dùng,

(2) Thành phần tổng hợp (hay thành phần được chế biến trung gian) đơn giản được kết hợp bởi những thành phần chính và tên thành phần tổng hợp không trình bày thông tin có ý nghĩa cho người dùng. Dưới đây là ví dụ về dán nhãn bột làm bánh:

  • Quy định dán nhãn cũ :Bột làm bánh (bột mì, đường, bột bắp, bột hạnh nhân, những chất khác (có chứa trứng), bơ, bột nở, hương liệu
  • Tiêu chuẩn nhãn thực phẩm mới: Bột mì, đường, bơ, bột bắp, bột hạnh nhân, bột ca cao, lòng đỏ trứng sấy khô (bao gồm trứng), muối, bột nở, hương liệu

Yêu cầu về dán nhãn phụ gia trong thực phẩm để bán

Quy định dán nhãn thực phẩm tại Nhật

Quy định dán nhãn đối với phụ gia thực phẩm để bán được thay đổi nhằm xử lý sự khác nhau giữa Luật an toàn vệ sinh thực phẩm và Luật JAS. Tiêu chuẩn quy định phụ gia thực phẩm phải được dán nhãn chi tiết hơn trong phạm vi để bán (thành phần trong một sản phẩm chế biến). Giống với ví dụ phía dưới, một sản phẩm như hương liệu vani phải làm đúng theo yêu cầu về dán nhãn. Đặc biệt, những phụ gia thực phẩm để bán được quy định dán nhãn thành phần tịnh của phụ gia (không yêu cầu trong Luật an toàn vệ sinh thực phẩm) cũng như tên và địa chỉ của nhà sản xuất phụ gia và thông tin dinh dưỡng (nếu có), như lưu ý trong ví dụ phía dưới.

TênPhụ gia thực phẩm, chất phụ giaThành phầnChất phụ gia 10%, Ethanol 47%, Glycerin 4%, nước 39%Lượng30mlHạn sử dụngIn trên vỏ hộp (ngoài phần dán nhãn)Bảo quảnBảo quản tại nơi tối và mát. Không được phép nuốt. Không đặt gần lửa hay nơi có nhiệt độ cao.Đơn vị phân phối… Co. Ltd, … City, Tokyo 321-7654Đơn vị sản xuất… Co., Ltd, … City, Saitama 234-5678

4. Tiêu chuẩn có kết hợp nhiều “thông báo” của CAA

Tiêu chuẩn này của nhật Bản có kết hợp các yêu cầu về dán nhãn thực phẩm được CAA công bố dưới hình thức “thông báo” do đó nên chưa bao giờ được quy định trong ba luật về dán nhãn thực phẩm. Ví dụ về thông báo loại này là việc ban hành sớm những giải pháp dán nhãn thực phẩm nhằm phòng tránh ngộ độc ngoài ý muốn đối với nọc độc cá nóc. 

5. Làm nổi bật nhãn mác thực phẩm

Trước đây, đơn vị sản xuất hay đơn vị nhập khẩu được quyền bỏ qua vài thành phần in trên nhãn dán thực phẩm (như những nguyên liệu, hạn sử dụng tốt nhất trước ngày, chỉ dẫn bảo quản và thông tin truy xuất nguồn gốc) nếu tổng diện tích bề mặt của container hoặc bao gói bé hơn 30cm2. Tuy nhiên, tên sản phẩm, chỉ dẫn bảo quản, hạn sử dụng tốt nhất trước ngày, thông tin liên hệ của đơn vị sản xuất/nhập khẩu, thông tin thành phần gây dị ứng (nếu có) và các thành phần L-phenylalanine (nếu có) đều phải theo quy định trong tiêu chuẩn cho dù kích cỡ bao gói là bao nhiêu đi nữa.  

Nguồn : Traceverified