Những năm qua, ngành nông nghiệp Việt Nam luôn là đề tài hấp dẫn nhưng cũng tồn đọng nhiều vấn đề nan giải. Các cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều giải pháp kịp thời, điển hình là việc quản lý nhãn hiệu – in tem nhãn cho nông sản trong nước để nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm OCOP.
Nông sản Việt “có tuổi mà chưa có tên “
Theo thống kê mới nhất từ Sở NN-PTNT, tỉnh đồng nai có đến 105 vùng trồng trái cây và rau củ xuất khẩu. Nhưng đó mới chỉ đạt chưa đến 2% tổng diện tích đất trồng trọt trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, gần 21,500 hecta chuối, mít, thanh long, xoài, chôm chôm xuất khẩu Trung Quốc. Còn lại 37 vùng trồng PUC xuất khẩu đi Úc, New Zealand, Mỹ và châu Âu với diện tích chỉ gần 475ha gồm xoài, chôm chôm, chanh leo.
Một sự thật đáng buồn hiền nay cho thấy, các sản phẩm OCOP của ta rất khó khăn khi xâm nhập vào các thị trường khó tính trên thế giới. Hệ quả là chưa thể tăng giá trị hàng hóa và thu nhập cho các vùng nông thôn.
Vì sao nông sản Việt mất năng lực cạnh tranh
Khi nhìn nhận thực trạng hiện nay, có thể nêu ra 2 nguyên nhân chính đã làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông sản của nước ta.
Nguyên nhân thứ nhất – Không tuân thủ quy trình sản xuất sạch. Đó là các quy định về sản xuất an toàn, đặc biệt là dán tem truy xuất nguồn gốc đầy đủ… Đây chính là vấn đề phát sinh khi nông dân phải ghi nhật ký sản xuất nên tốn nhiều công và chi phí hơn. Thực tế, phần đa các nhà vườn vẫn còn tình trạng làm hời hợt không đủ tiêu chuẩn.
Nguyên nhân thứ 2 – Thói quen với thị trường dễ tính. Bao nhiêu năm nay, chúng ta vẫn quen với những thị trường giá trị thấp như Trung Quốc – có yêu cầu khá dễ tính. Chính vì vậy các sản phẩm nông sản của ta chưa thể đạt tới chất lượng cao cấp hơn được.
Cần thay đổi tư duy làm nông nghiệp
Để có thể đưa nền nông nghiệp Việt Nam có vị thế trên thị trường quốc tế, cần có nhiều hành động cụ thể và quyết liệu hơn của cả cấp lãnh đạo tới người nông dân. Không chỉ có tư duy làm nông nghiệp mới, áp dụng tiến bộ khoa học để tạo ra sản phẩm chất lượng và an toàn sức khỏe – OPOC. Đồng thời, cần đồng bộ cải tiến quy trình quản lý sản xuất và bao bì đóng gói – bảo quản các sản phẩm nông sản.
Dán tem truy xuất nguồn gốc – tiến tới nông sản sạch
Hướng tới nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm OCOP cần đặc biệt chú trọng chất lượng và xúc tiến thương mại để gỡ khó đầu ra. Với chủ trương đó, nhiều địa phương đã tổ chức tuần lễ tư vấn, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền năm 2021.
Cùng với việc phát triển số lượng nông sản sạch, chúng ta cần đánh giá phân hạng; đồng thời, hỗ trợ in tem chống giả (bao gồm thiết kế và in) cho các sản phẩm OPOC nhằm bảo vệ các thương hiệu có uy tín và chất lượng trên thị trường.
Trên tất cả, các địa phương cần tích cực hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp làm mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc của sản phẩm nông ngiệp. Đặc biệt quan tâm tới quản lý quy trình trồng và bảo quản các loại trái cây tươi và rau sạch xuất khẩu.
Tìm rất nhiều nơi mới ra được nội dung này, cám ơn tác giả rất nhiều ạ