EPAK VIET NAM – Lĩnh vực in ấn nói chung hiện nay rất phát triển, riêng với nhu cầu in tem và nhãn mác cũng ngày một tăng rất cao. Nhiều công ty, nhà xưởng in tem nhãn bắt đầu mọc lên ngày một nhiều hơn trên toàn đất nước. Tuy vậy, thị trường nhãn mác và tem chống giả cũng đang có sự cạnh tranh khốc liệt. Trước khi mở một xưởng in tem mác nhỏ, chắc hẳn sẽ là những câu hỏi như : cần bao nhiêu vốn, cần chuẩn bị những gì, nên lựa chọn sản xuất loại tem hay nhãn mác nào …. cùng với những chiến lược đúng đắn để hoạt động thành công.
Mở xưởng in tem mác cần bao nhiêu vốn ?
Đây là cây hỏi đầu tiên mà rất nhiều người sẽ quan tâm. Tuy nhiên, đây lại chưa phải vấn đề đầu tiên phải tìm hiểu. Bởi số tiền đầu tư mở xưởng in tem mác còn phụ thuộc vào loại tem chống giả hay nhãn mác sản phẩm gì. Mỗi loại tem nhãn cần dây chuyền thiết bị sản xuất và in ấn khác nhau, vì thế giá thành nhập máy móc khác nhau.
Khi mới mở xưởng in tem, chỉ với số vốn nhỏ bạn sẽ gặp khó khăn để đáp ứng đa dạng khách hàng. Vi vậy, hãy lựa chọn một chủng loại cụ thể và đầu tư loại máy in và nguyên liệu làm tem nhãn nhất định. Nếu cứ cố gắng triển khai tất cả ngay từ đầu sẽ ngốn gần hết vốn của bạn và sẽ khó để duy trì có lợi nhuận. Hơn nữa lĩnh vực in ấn thuộc lĩnh vực không đòi hỏi chuyên môn nên cạnh tranh cao, lợi nhuận thấp, thị trường mang tính địa phương.
Lưu ý cho các công ty in tem và nhãn mác sản phẩm ?
Thị trường tem nhãn là vô cùng rộng lớn, phát triển cùng với các loại sản phẩm ngày một đa dạng hơn. Nhìn chung có thể chia thành 2 nhóm : tem chống hàng giả và nhãn mác sản phẩm. Điều quan trọng tiếp theo, là bạn cần xác định được xưởng in của mình sẽ đáp ứng nhu cầu nào của khách hàng. Nếu bạn chưa rõ ràng, hãy xem chi tiết danh sách :
Các loại tem chống giả và Các loại nhãn mác thường gặp
Máy in tem và thiết bị sản xuất nhãn mác
Điều khó khăn nhất đối với xưởng in tem hay làm nhãn mác nhỏ lẻ là số vốn đầu tư ít ỏi thì rất khó để đầu tư dây chuyền máy móc hiện đại cho việc sản xuất tem nhãn – chúng thường rất đắt và khó khăn trong việc vận hành. Vì vậy, bạn có thể xem xét việc nhập máy móc cũ, còn chạy tốt để sử dụng cho thời gian ban đầu mới hoạt động. Tuy nhiên, cần phải xem xét kỹ tránh mua phải máy hết hạn khấu hao quá lâu, thường xuyên hỏng hóc sẽ tốn chi phí lại làm mất thời gian vận hành.
Cộng nghệ in tem nhãn trên thế giới mỗi ngày một phát triển, thay đổi nâng cấp liên tục, vì vậy, để tồn tại được, các xưởng in tem mác cần có kế hoạch thay đổi, nhập máy móc hiện đại hơn sau một khoảng thời gian hoạt động, để đáp ứng được những yêu cầu của thị trường, đó là yếu tố then chốt để có thể phát triển trong lai tới.
Nguồn nhập nguyên vật liệu làm tem nhãn
Về nguyên liệu và chất liệu để in theo từng loại tem mác , bạn cần tìm nguồn cung cấp các loại Decal dán tốt và ổn định? Và bạn phải định lượng giấy thật chuẩn vì chỉ cần chênh lệch 100-200 đồng thì con số thất thoát không hề nhỏ , vì hiện nay công ty in ấn mọc ra rất nhiều nhưng đa phần theo dạng mở công ty rồi đem đi in ở những công ty in ấn lớn để cạnh tranh về giá cả ( vì những công ty in tem nhãn lớn có nhiều máy móc, in theo hợp đồng lớn nên giá thành rẻ hơn ) và do đó , giá in ấn đã là giá sàn chung bạn phải báo giá rẻ hơn lời ít hơn thì mới duy trì được khách hàng đến với bạn .
Điều kiện và thủ tục cần thiết để mở xưởng in tem nhãn ?
Trước khi tham gia lĩnh vực in ấn tem nhãn, các bạn cần chú ý đáp ứng những điều kiên cơ bản sau :
Đối với chủ công ty, xưởng in tem nhãn :
+ Có người đứng đầu là công dân Việt Nam, thường trú hợp pháp tại Việt nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Có trình độ cao đẳng trở lên về chuyên ngành in hoặc được Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Xuất bản, In và Phát hành) cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in.
+ Hộ kinh doanh về hoạt động in ấn ( kể cả cơ sở in hoạt động độc lập và trực thuộc doanh nghiệp ) có chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam;
+ Có đủ điều kiện về an ninh – trật tự, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
Điều kiện về cơ sở vật chất:
+ Có mặt bằng để thực hiện chế bản, in, gia công sau in ngoài khu dân cư, trừ cơ sở in chỉ sử dụng công nghệ thiết bị in la-de(laser), in phun khổ từ A0 trở xuống và cơ sở in là hộ + gia đình hoạt động in lưới (lụa) thủ công;
+ Có thiết bị máy móc in tem để thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chế bản, in ấn, gia công sau in.
+ Đối với công đoạn chế bản: xưởng in tem mác phải có ít nhất một trong các thiết bị: Máy chụp phim, máy ghi kẽm, máy tạo khuôn in.
+ Đối với công đoạn gia công sau in: công ty in tem phải có máy dao cắt Decal tem và có ít nhất một trong các thiết bị: Máy đóng sách (đóng thép hoặc khâu chỉ), máy vào bìa, máy kỵ mã liên hợp, dây chuyền liên hợp hoàn thiện sản phẩm in hoặc thiết bị phù hợp với sản phẩm gia công.
EPAK VIỆT NAM hy vọng giúp bạn hiểu những việc cần làm trước khi mở xưởng in tem hay sản xuất nhãn mác để bạn có thể hình dung những bước đi đầu tiên ! Nếu cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nguồn : tổng hợp