Trong 3 tháng đầu năm Trung Quốc đã đưa ra nhiều quy định mới đối với 18 ngành hàng thực phẩm nhập khẩu từ Việt Nam . Đặc biệt trong đó là các luật 248 và 249 về tem nhãn hàng hóa và bao bì đóng gói trước khi xuất khẩu sang nước này. Hãy cùng EPAK tìm hiểu chi tiết treong bài báo này nhé !
Luật 248 và 249 quy định gì về tem nhãn hàng thực phẩm ?
Theo thông tin từ Văn phòng SPS Việt Nam cung cấp, Lệnh 248 về Quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu, và Lệnh 249 về Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu đã được Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ban hành từ tháng 4 – 2021. Tuy nhiên, cả 2 lệnh này chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 bắt buộc các doanh nghiệp nước ngoài ( gồm có Việt Nam ) phải tuân thủ theo những quy định mới.
Quy định mới về tem nhãn và bao bì đóng gói
Theo quy định mới, các công ty phải in mã số doanh nghiệp xuất khẩu ( do Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp ) cùng các thông tin liên quan đến nhãn mác và bao bì đóng gói. Ngoài ra, Lệnh 249 cũng bổ sung phương thức kiểm tra , quản lý việc đăng ký của doanh nghiệp nước ngoài. Đây là biện pháp đảm bảo tem truy xuất nguồn gốc và truy hồi sản phẩm theo yêu cầu giám sát của nước này.
Các thông tin cần ghi trên tem nhãn gồm :
- Tên sản phẩm và số lô sản xuất.
- Nước xuất khẩu và số đăng ký của nhà sản xuất
- Bao bì bên ngoài phải có tem nhãn in thông số kỹ thuật, nơi sản xuất (cụ thể đến huyện/ tỉnh/ thành phố),
- Điểm đến phải ghi rõ là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,
- Có dấu kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Lưu ý là phần Mã số doanh nghiệp phải in trực tiếp cả trong lẫn ngoài bao bì, không được cắt dán, mà tới phần đóng gói nhỏ nhất không thể chia được nữa.
Thêm nữa, việc in tem nhãn hiệu phải rõ ràng, dễ đọc bằng tiếng Trung Quốc/ tiếng Anh, hoặc tiếng Trung Quốc + nước xuất khẩu (khu vực) và được dán chắc chắn lên phần bao bì đóng gói bên ngoài sản phẩm.
Đối tượng áp dụng luật mới
Hai Luật mới này tác động trực tiếp tới các công ty xuất nhập khẩu mặt hàng thực phẩm từ nước ngoài vào Trung Quốc. Tóm tắt phạm vi áp dụng cụ thể như sau :
+ Với nhóm 14 loại thực phẩm gồm : ruột (lòng); sản phẩm mật ong; trứng và chế phẩm từ trứng; dầu ăn và dầu; bột mỳ nhồi; ngũ cốc ăn được; chế phẩm ngũ cốc công nghiệp và mạch nha; rau tươi và rau khử nước; đậu khô; gia vị; các loại hạt và hạt giống; quả khô; hạt ca cao và hạt cà phê chưa rang; thực phẩm ăn kiêng đặc thù và thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Các công ty xuất nhập khẩu nhóm sản phẩm này sẽ được phía Việt Nam lập danh sách và gửi tới Cục An toàn thực phẩm xuất nhập khẩu của Trung Quốc theo mẫu tương ứng.
>> đọc thêm : tiêu chuẩn đối với tem nhãn thực phẩm của Nhật Bản
+ Với các doanh nghiệp đã xuất khẩu 4 loại sản phẩm từ thịt và chế phấm thịt; thủy sản, sữa; tổ yến và chế phẩm từ tổ yến : giấy phép đăng ký của công ty vẫn có hiệu lực. Đối với các công ty lần đầu xuất khẩu thuộc 4 mặt hàng này, Tổng cục Hải quan sẽ đánh giá, thẩm tra và xác định yêu cầu kiểm nghiệm, kiểm dịch tương ứng.
Các thủ tục đăng ký và gia hạn
Dựa theo Công hàm 353 từ phía Trung Quốc đưa ra để hướng dẫn các thủ tục đăng ký cần thiết cho doanh nghiệp xuất khẩu. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuộc nhóm 18 mặt hàng kể trên có thể đăng ký theo 2 hình thức :
- Thông qua các Cục Bảo vệ thực vật, Cục Quản lý chất lượng Nông, lâm sản & Thủy sản, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) và Vụ Khoa học & Công nghệ (Bộ Công thương) tại hệ thống chi nhánh đã được ủy quyền đăng ký tại địa phương địa phương.
- Hoặc doanh nghiệp có thể gửi online về cổng thông tin điện tử của 5 Cục, Vụ kể trên. Khi cần giải đáp thắc mắc có thể gọi (084)-024-37344764 để gặp cán bộ Văn phòng SPS Việt Nam để được giải đáp.
- Các sản phẩm không nằm trong danh sách thì doanh nghiệp sẽ tự nộp hồ sơ đăng ký hoặc ủy thác đại lý thực hiện.
Gia hạn đăng ký
- Thời hạn để doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, theo quy định mới, là 5 năm. Trong khoảng từ 3-6 tháng trước khi giấy phép hết hạn, doanh nghiệp cần chủ động gia hạn đăng ký. Nếu bỏ qua bước này, doanh nghiệp sẽ phải đăng ký lại từ đầu.
Nhận định chung
Có thể thấy 2 Lệnh 248, 249 đã tăng cường các biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu. Thông qua các quy định về kiểm soát hàng hóa ; nâng cao tỷ lệ lấy mẫu giám sát ; nhãn mác và bao bì sản phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc. Đó là vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất mà các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm rõ. Đây không phải lần đầu Trung Quốc kiểm soát hồ sơ doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường nước này. Doanh nghiệp Việt phải thường xuyên cập nhật hồ sơ và chủ động trong các điều luật mới để thích ứng nhanh hơn.